[Tự học CCNA] Bài 1: Khám phá mạng và các chức năng của mạng
1. Mạng là gì?
Mạng là gì tập hợp các thiết bị được kết nối với nhau để truyền dữ liệu cho nhau. Một mạng có thể truyền tải qua nó rất nhiều loại dữ liệu khác nhau từ nhiều ứng dụng khác nhau của các đối tượng khác nhau.
Mạng có quy mô lớn nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là mạng Internet toàn cầu.
Một mạng bao gồm các đối tượng như:
- Một người sử dụng PC kết nối mạng dây để truy cập internet tại nhà
- Một người có thể sử dụng điện thoại, lap top để kết wifi truy cập interne
- Một công ty, trường học hoặc tổ chức doanh nghiệp thuê đường truyền từ các ISP để truy cập internet …
2. Tầm quan trọng của hệ thống mạng trong cuộc sống
- Các ứng dụng quan trọng hiện tại qua mạng là: thư điện tử, hội nghị truyền hình (video conference), điện thoại Internet, giao dịch và lớp học ảo (e-learning hay virtual class), dịch vụ tìm kiếm.
- Hệ thống mạng cung cấp nhiều tiện lợi cho sự truyền thông tin trong các mối quan hệ người với người như là:
- Cập nhật thông tin nhanh
- Cung cấp thông tin từ xa giữa các cá nhân
- Liên lạc trực tiếp và riêng tư giữa các cá nhân với nhau
- Làm việc từ xa và thuận tiện trong di chuyển: dữ liệu ở trong công ty nhưng vẫn truy cập được từ bên ngoài vào thông qua các giao thức như VPN, FTP
- Làm phương tiện giải trí chung: như các trò chơi, chia sẻ phim ảnh qua mạng, chat, facebook.
3. Phân loại mạng máy tính (Network Type)
Mạng máy tính có nhiều loại, tùy thuộc vào vị trí địa lý, tốc độ đường truyền, tỉ lệ lỗi bit trên đường truyền, đường đi của dữ liệu trên mạng, dạng chuyển giao thông tin. Nhìn chung, các mạng máy tính có thể được phân biệt làm các loại sau
- Mạng LAN (Local Area Network): là mạng nội bộ trong công ty, các doanh nghiệp, trong một tòa nhà.
- WAN (Wide Area Network): là mạng diện rộng kết nối các máy tính trong phạm vi giữa các tòa nhà, các thành phố hay một quốc gia, một vùng lãnh thổ hoặc giữa các vùng lãnh thổ trong một châu lục bằng đường viễn thông hoặc tín hiệu vệ tinh.
- MAN (Metropolitan Area Network): là loại mạng kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố với đường truyền tốc độc cao như đường cáp quang (FTTH).
- GAN (Global Area Network): là mạng kết nối các máy tính trên phạm vi toàn thế giới. Các bạn đừng nhầm tưởng rằng mạng GAN chính là mạng Internet mà Internet chỉ là một dạng của mạng GAN thôi. Các máy tính trong mạng được kết nối với nhau bằng mạng viễn thông, hoặc tín hiệu vệ tinh.
- Intranet: là một hệ thống bao gồm mạng lưới nội bộ, được dựa trên giao thức TCP/IP. Những hình thức mạng lưới kiểu intranet thường được áp dụng phổ biến rộng rãi tại các cơ quan, các công ty doanh nghiệp và trường học. Tất cả các đối tượng muốn truy cập vào hệ thống intranet đang hoạt động đều cần phải có những yếu tố xác thực thông tin chính xác, ví dụ như Username (tài khoản) và Password (mật khẩu).
- Extranet: là một mạng riêng được kiểm soát cho phép truy cập vào các đối tác, nhà cung cấp và nhà cung cấp hoặc một nhóm khách hàng được ủy quyền – thường là một tập hợp con thông tin có thể truy cập được từ mạng nội bộ của tổ chức. Extranet tương tự như DMZ ở chỗ nó cung cấp quyền truy cập vào các dịch vụ cần thiết cho các bên được ủy quyền mà không cấp quyền truy cập vào toàn bộ mạng của tổ chức.
- Brach: là mạng chinh nhánh. Trụ sở đặt ở Hà nội còn chi nhánh ở Hải phòng và HCM.
- Mạng Campus Area Network (CAN): là một nhóm các mạng cục bộ (LAN) được kết nối với nhau trong một khu vực địa lý giới hạn như khuôn viên trường học, các căn cứ quân sự hoặc tổ chức và các tòa nhà công ty, v.v… Mạng CAN lớn hơn mạng LAN nhưng nhỏ hơn mạng MAN và mạng WAN.
- Internet: là mạng toàn cầu kết nối các loại mạng lại với nhau.
4. Các thành phần cơ bản
Một hệ thống mạng cơ bản bao gồm các thành phần cơ bản sau :
- Kết nối đầu cuối: các điện thoại, Laptop, PC dùng để truy cập để gửi và nhận dữ liệu cho người dùng
- Các kết nối: để có kết nối để vận chuyển các dữ liệu trên đó từ thiết bị này sang thiết bị khác thì cần có một số thành phần cơ bản như:
- Card mạng: để chuyển đổi dữ liệu được tạo ra từ các PC thành định dạng truyền đi được trên kết nối mạng , có thể là card có dây NIC hoặc card không dây
- Phương tiện truyền dẫn: là phương tiện cho phép truyền dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác như: cáp mạng, sóng không dây
- Các đầu nối: để các đoạn dây có thể kết nối với card mạng thì cần có đầu nối. Loại đầu nối được dùng phổ biến hiện nay là đầu nối RJ45
- Switch: để có thể kết nối các thiết bị đầu cuối lại với nhau cần một thiết bị tập trung đó chính là Switch. Switch có nhiệm vụ chuyển mạch với tốc độ cao trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị đầu cuối
- Router: để tập hợp các Switch lại với nhau thì cần có Router. Router có chức năng chính là tìm đường đi tốt nhất trên mạng, cho phép các thiết bị đầu cuối đi được internet
5. Chức năng chia sẻ tài nguyên mạng
Kết nối mạng cho phép người dùng chia sẻ rất hiệu quả dữ liệu và các tài nguyên mạng. Một số hoạt động chia sẻ trên mạng thường gặp trong mạng doanh nghiệp:
- Chia sẻ dữ liệu và ứng dụng: người dùng có thể chia sẻ tài liệu qua mạng, cùng tham gia các ứng dụng mạng như: game online, họp trực tuyến …
- Chia sẻ tài nguyên phần cứng: chia sẻ máy in thông qua server để mọi người có thể dùng chung một máy in
- Hệ thống lưu trữ và backup dữ liệu: các doanh nghiệp có thể lưu trữ và quản lý tốt các dữ liệu thông qua các server lưu trữ, các thiết bị lưu trữ dùng chung
6. Các ứng dụng người dùng
Có rất nhiều ứng dụng người dùng được thực hiện thông qua mạng. Có thể kể ra một số ứng dụng chính thường gặp:
- Thư điện tử (email)
- Truy cập web
- Tin nhắn nhất thời (instant message – hay thường gọi là chat).
- Họp trực tuyến
- Chia sẻ và tải file dữ liệu qua mạng
- Các ứng dụng truyền file: Do người dùng khởi tạo nhưng sẽ được thực hiện và hoàn tất bởi sự tương tác giữa các thiết bị mà không cần sự tương tác nào thêm với người sử dụng. Đây là loại ứng dụng tương tác giữa thiết bị với thiết bị. Ví dụ cho các ứng dụng dạng này là các hoạt động truyền file với FTP và TFTP.
- Các ứng dụng tương tác: Ví dụ như các hoạt động cập nhật cơ sở dữ liệu hay truy vấn dữ liệu. Người dùng thực hiện yêu cầu dữ liệu trên một server dữ liệu và phải chờ hồi đáp trả về từ server. Đây là các ứng dụng mà người dùng phải tương tác trực tiếp với thiết bị.
- Các ứng dụng thời gian thực: Bao gồm các ứng dụng về truyền thoại hoặc video qua mạng (VoIP, Video). Với các ứng dụng loại này, người dùng tương tác trực tiếp với nhau theo thời gian thực thông qua các cuộc gọi điện thoại IP hoặc hội nghị truyền hình qua kết nối mạng.
7. Các đặc tính kỹ thuật của một mạng
- Speed (tốc độ của mạng): cho biết mạng nhanh đến đâu trong hoạt động truyền dữ liệu. Tốc độ của mạng được đo bằng đơn vị bps (bits per second): số bit dữ liệu có thể được truyền trong một giây.
- Cost (chi phí): chi phí để xây dựng, vận hành mạng. Chi phí này có thể bao gồm chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí nâng cấp hệ thống, chi phí cho hoạt động quản trị, vận hành,…
- Tính bảo mật (security).
- Độ sẵn sàng của mạng (availability): tính liên tục trong việc đảm bảo truy nhập và truyền dữ liệu qua mạng.
- Tính tin cậy (reliability): khả năng truyền dữ liệu ít gây lỗi nhất có thể, đảm bảo được sự tin cậy về chất lượng khi truyền dữ liệu qua mạng.
- Sơ đồ mạng (topology): một mạng bao giờ cũng phải được thể hiện ra một sơ đồ cho biết cách thức kết nối giữa các thiết bị và hướng di chuyển của các luồng dữ liệu qua mạng.