Hướng dẫn cài đặt Vinchin Backup & Recovery 8
Vinchin Backup & Recovery là giải pháp sao lưu và phục hồi dữ liệu toàn diện, được thiết kế để bảo vệ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp khỏi mọi rủi ro. Với khả năng sao lưu và phục hồi nhanh chóng, hiệu quả, Vinchin Backup and Recovery giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian gián đoạn và đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt Vinchin Backup & Recovery trên hệ thống của bạn.
Trước khi bắt đầu, bạn cần chuẩn bị những thứ sau:
- Giấy phép Vinchin Backup & Recovery: Bạn có thể mua giấy phép trực tuyến hoặc thông qua đại lý ủy quyền của Vinchin.
- Máy chủ: Vinchin Backup & Recovery có thể được cài đặt trên máy chủ Windows hoặc Linux.
- Lưu trữ: Bạn cần có đủ dung lượng lưu trữ để lưu trữ các bản sao lưu của mình.
Yêu cầu hệ thống cài đặt VinChin Server trên máy vật lý
Để triển khai máy chủ Vinchin trên máy vật lý, cấu hình hệ thống được đề xuất như sau.
Hardware | Requirements |
---|---|
CPU | 2*Quad-core CPUs or faster |
RAM | 16GB or more |
Network | 2*1Gbps ETH or faster |
OS Disk | 2*120GB SSD |
OS Disk RAID Level | RAID 1 |
Data Disk | 1.5 times (or more) capacity of the production data size, if other storage media will be used as backup storage, then backup disk is not required. |
Data Disk RAID Level | RAID 5 |
Fibre Channel HBA (optional) | 8Gb Fibre Channel or faster |
Lưu ý: Fibre Channel HBA là tùy chọn, chỉ khi bộ lưu trữ phụ trợ của cơ sở hạ tầng ảo của bạn sử dụng FC SAN và bạn muốn chạy sao lưu thông qua SAN (Sao lưu không có mạng LAN) thì bạn cần trang bị FC HBA cho máy chủ vật lý.
Download Vinchin Backup & Recovery 8
- Truy cập trang dùng thử sản phẩm Vinchin bằng URL sau: https://www.vinchin.com/vm-backup-free-trial.html
- Sau đó hệ thống sẽ gửi link download vào email của bạn và key dùng thử 60 ngày
Hướng dẫn cài đặt Vinchin Backup & Recovery
- Cấu hình RAID cho máy chủ nếu dùng máy chủ vật lý (Ví dụ như RAID 1, 5, 10…)
- Sau khi tải file iso Vinchin Backup and Restore xong, thì các bạn tiến hành sử dụng phần mềm Rufus để tạo usb boot cài đặt
- Cắm USB boot Vinchin mà bạn đã tạo vào máy chủ cần cài mục tiêu.
- Khởi động hoặc khởi động lại máy chủ để boot từ USB. Khi bạn thấy màn hình boot Rocky Linux, hãy chọn Install Rocky Linux 9.
- Nhấp vào ngôn ngữ ưa thích của bạn khi được nhắc và chọn Continue.
- Tại cửa sổ Installation Summary, chọn Installation Destination.
- Tự động phân vùng, như tên của nó, tự động phân vùng ổ cứng của bạn mà không cần sự can thiệp của bạn. Điều này chủ yếu được khuyến nghị cho những người dùng Linux mới, những người không quen với việc phân vùng thủ công hoặc những người dùng không bận tâm về kích thước phân vùng. Nhược điểm của phân vùng tự động là bạn không nhận được lợi ích của việc xác định các điểm gắn kết ưa thích của mình và kích thước của chúng.Vì lý do này, chúng tôi sẽ thử một cái gì đó tham vọng hơn và phân vùng ổ cứng theo cách thủ công. Vì vậy. Chọn tùy chọn ‘Tùy chỉnh’ và nhấp vào ‘Hoàn tất’.
- Thao tác này sẽ đưa bạn đến cửa sổ ‘Phân vùng thủ công’ như được hiển thị. Chúng ta sẽ tạo các điểm gắn kết sau:
/boot – 1GB
Swap – 8GB
/ – còn lại
- Để bắt đầu tạo các phân vùng, hãy nhấp vào dấu cộng (+) .
- Tại Mount Point: chọn /boot
- Desired Capacity: gõ 1GB
- Phân vùng mới được tạo khởi động/xuất hiện trên bảng phân vùng như được chỉ ra.
- Lặp lại bước tương tự và tạo swap
- Mount Point: chọn Swap
- Desired Capacity: gõ 8GB
- Lặp lại bước tương tự và tạo phân vùng /(root).
- Đây là cách bảng phân vùng trông như thế nào với tất cả các phân vùng được tạo. Để lưu các thay đổi được thực hiện trên ổ cứng, hãy nhấp vào ‘Hoàn tất’.
- Trên cảnh báo bật lên xuất hiện, nhấp vào nút ‘Chấp nhận Thay đổi’ để ghi các phân vùng trên đĩa.
Cấu hình mạng cho máy chủ VinChin Backup
- Chọn Network & Host Name
- Tại mục Network & Hostname, Chọn card mạng Ethernet (ens160) -> nhấp chuột Configure…
- Tại phần chỉnh sửa card mạng ens160, các bạn chọn IPv4 Settings -> Method chọn là Manual -> Tại Address các bạn nhập địa chỉ IP, Subnetmask, Gateway cho máy chủ (ví dụ: IPaddress: 172.18.5.181, Subnetmask: 255.255.255.0, Gateway: 172.18.5.1)
- Nhập địa chỉ DNS Server: 8.8.8.8 => Sau đó lưu lại
- Tại ô hostname các bạn có thể thiết lập đặt lại tên máy chủ -> Sau đó nhấn Done để hoàn thiện bước thiết lập địa chỉ ip tĩnh và Hostname
- Thiết lập Time & Date: Chọn múi giờ cho phù hợp với môi trường làm việc của bạn. Ở đây mình chọn Asia – Hồ Chí Minh
- Sau khi thiết lập Time & Data xong, các bạn ấn Begin Installation để bắt đầu cài đặt
- Quá trình cài đặt diễn ra
- Sau khi cài đặt hoàn thành, hệ thống yêu cầu chúng ta cần khởi động lại máy chủ, các bạn ấn vào nút Reset System
Thông tin tài khoản đăng nhập vào VinChin
- Thông tin đăng nhập vào Backup Server OS: Username: backup – Password: Backup@3R
- Thông tin đăng nhập vào Vinchin v8.0 Web Console: Username: admin / Password: !V3b7#Lr
Toàn bộ thông tin này khi đăng ký dùng thử 60 ngày bạn sẽ được hệ thống gửi cho (khi đó có thể khác với info trên mà mình đưa ra làm demo)
Đăng nhập vào VinChin thông qua Web Console
- Mở trình duyện Google Chrome và nhập địa chỉ IP máy chủ Vinchin mà các bạn đã thiết lập ở phần cấu hình địa chỉ ip tĩnh trong phần cài đặt.
- Nhập tài khoản và mật khẩu mà các bạn đã được bên Vinchin gửi qua email cho bạn
- Hệ thống yêu cầu bạn đổi mật khẩu
- Bạn hãy nhập mật khẩu cũ và mật khẩu mới, sau đó nhấn nút Submit
- Giao diện Vinchin Backup & Recovery
- Để kích hoạt dùng thử 60 ngày, bạn vào email tải key xuống. Sau đó bạn vào System -> nhấp vào system License -> Sau đó nhấp luộn vào Upload License rồi tìm kiếm tới file key vừa tải ở mail xuống.
Mình vừa hướng dẫn các bạn cài đặt xong Vinchin Backup & Recovery
Chúc bạn thành công!
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các tài nguyên sau để biết thêm thông tin về Vinchin Backup and Restore:
- Trang web VinChin: https://www.vinchin.com/
- Tài liệu hướng dẫn của VinChin: https://www.vinchin.com/res/pdf/User_Guide_Vinchin_Backup_and_Recovery_v7.0.pdf